Cholesterol có dạng sáp,ầmtưởngthườnggặpvềnbet được tìm thấy trong hầu hết tế bào. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo ra hormone, vitamin D, giúp phân hủy chất béo. Chúng di chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).
Quá nhiều LDL có thể gây ra tích tụ mảng bám trong động mạch, gia tăng áp lực bơm máu ở tim. Mảng bám có thể vỡ ra, hình thành nên cục máu đông làm tắc nghẽn máu dẫn đến đột quỵ não hoặc đau tim. Ngược lại, HDL mang cholesterol từ khắp cơ thể trở lại gan, loại bỏ khỏi cơ thể.
Dưới đây là một số quan niệm chưa đúng về cholesterol.
Ăn thực phẩm chứa cholesterol làm cholesterol tăng cao
Ăn các món có cholesterol không làm tăng mỡ máu đến mức đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số thực phẩm như thịt đỏ chứa chất béo bão hòa có nguy cơ cao dẫn tới tăng cholesterol. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, chế độ ăn thiên về thực vật từ rau củ, các loại hạt có lợi cho sức khỏe trái tim.
Thực phẩm giàu chất béo nhiều cholesterol
Không phải tất cả thực phẩm chứa béo đều giàu cholesterol. Thông thường, thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, thịt qua chế biến... mới nhiều cholesterol. Bơ, các loại hạt, dầu ô liu tự nhiên không chứa cholesterol. Chúng còn được khuyến khích trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch như chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension)...
Ăn carbohydrate thay chất béo bão hòa tốt cho tim
Thay thế chất béo bão hòa (chất béo xấu) bằng carbohydrate (carb) hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần và LDL. Tuy nhiên, carb cũng làm tăng chất béo trung tính và giảm cholesterol "tốt" HDL gây bất lợi cho tim. Một số loại carb từ ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung (có trong soda, bánh quy, bánh quy giòn, khoai tây chiên) còn có nguy cơ tăng mỡ máu.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị thay vì chất béo bão hòa nên chọn loại không bão hòa đa (PUFA) vì chúng giảm cholesterol toàn phần và LDL. Thực phẩm giàu PUFA bao gồm cá hồi, cá trích, dầu hướng dương, hạt óc chó, đậu phụ và đậu nành.
Chỉ chế độ ăn uống mới khiến cholesterol tăng cao
Chế độ ăn uống kém lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến tăng mỡ máu. Song, một số kiểu đột biến gene có thể khiến cholesterol tích tụ trong máu, gây ra tổn thương, dẫn đến đau tim sớm, đột quỵ hoặc ngừng tim trước tuổi 65.
Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tình trạng này. Chế độ ăn nên ít thịt đỏ, sữa nhiều chất béo, tăng cường cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại hạt và dầu ô liu.
Người trẻ không cần kiểm tra cholesterol
Cholesterol cao ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. CDC Mỹ khuyên người trưởng thành từ tuổi 20 trở lên, không có yếu tố nguy cơ nên kiểm tra cholesterol 4-6 năm một lần. Người mắc bệnh tim, có tiền sử gia đình cholesterol cao hoặc đau tim sớm, đột quỵ, mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Chỉ cần quan tâm tổng lượng cholesterol
Tổng lượng cholesterol bao gồm các chỉ số về LDL, HDL và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL). LDL dưới 100 mg/dL, HDL trên 60 mg/dL và chất béo trung tính dưới 150 mg/dL được xem là an toàn. Nắm rõ thông tin từng chỉ số giúp phòng ngừa nguy cơ mỡ máu cao.
Bảo Bảo(TheoLivestrong)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |